Nông nghiệp thời công nghệ cao - Bài 1

Thứ hai - 21/05/2018 05:29 2.854 0

Nông nghiệp thời công nghệ cao - Bài 1

Công nghiệp 4.0 đang tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực nông nghiệp. Từ đây, ưu thế phát triển nông nghiệp công nghệ cao (CNC) đang dần chiếm lĩnh, nông dân biết ứng dụng công nghệ vào lao động, sản xuất vừa giải phóng sức lao động vừa đem lại lợi nhuận cao, đặc biệt là tạo ra những nông sản sạch để vươn ra thị trường thế giới.

KHI NÔNG DÂN LÀM CHỦ CÔNG NGHỆ

Công nghiệp 4.0 đang tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực nông nghiệp. Từ đây, ưu thế phát triển nông nghiệp công nghệ cao (CNC) đang dần chiếm lĩnh, nông dân biết ứng dụng công nghệ vào lao động, sản xuất vừa giải phóng sức lao động vừa đem lại lợi nhuận cao, đặc biệt là tạo ra những nông sản sạch để vươn ra thị trường thế giới.

LÀM NÔNG NGHIỆP BẰNG SMART PHONE

Sử dụng thành công công nghệ vào chăm sóc, theo dõi, báo cáo nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, nồng độ CO2 trong quá trình trồng nấm không chỉ giúp hộ chị Huỳnh Thị Diệu Lộc, xã Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh giải phóng sức người mà còn đem lại thu nhập cao, tạo sản phẩm sạch phục vụ người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

0001
Anh Phạm Thanh Điền, thôn 7, xã Long Bình (Phú Riềng) có 3 ha bưởi da xanh, năng suất ổn định từ 20-30 tấn/ha. Anh Điền đang xây dựng thương hiệu đặc sản bưởi da xanh Bình Phước bằng uy tín, chất lượng và sự an toàn

Anh Phạm Thanh Điền, thôn 7, xã Long Bình (Phú Riềng) có 3 ha bưởi da xanh, năng suất ổn định từ 20-30 tấn/ha. Anh Điền đang xây dựng thương hiệu đặc sản bưởi da xanh Bình Phước bằng uy tín, chất lượng và sự an toàn

Đầu năm 2014, chị Lộc xây dựng nhà lưới để trồng nấm bào ngư xám. Trong quá trình làm, chị nhận thấy khâu cung cấp nước tưới tốn rất nhiều thời gian, công sức, lại đòi hỏi kỹ thuật tưới cao. Đây là khâu quan trọng, quyết định năng suất của trại nấm. Ý tưởng sáng tạo hệ thống vừa giám sát nhiệt độ, độ ẩm trong nhà nấm vừa quản lý lượng nước tưới đủ cho nấm phát triển nảy sinh từ thực tiễn sản xuất. Sau thời gian mày mò nghiên cứu, giữa năm 2014, hệ thống tưới nước tự động trong nhà nấm được chị và các cộng sự chế tạo, ứng dụng thành công. Chị Lộc cho biết: “Hệ thống này giúp cung cấp dữ liệu cho người trồng nấm quan sát được nhiệt độ, không khí, độ ẩm, nhiệt độ đất và ánh sáng trong nhà lưới. Đồng thời, có thể tự động điều khiển bật tắt đèn, máy phun sương, máy bơm thích hợp với từng loại cây trồng, từng giai đoạn sinh trưởng. Bên cạnh đó, hệ thống giám sát và tưới nước tự động cho nhà nấm, nhà lưới cũng có chức năng ghi chép nhật ký, giúp nông dân dễ dàng nắm bắt được quá trình sinh trưởng của từng loại cây trồng”.

Chị Lộc cho rằng, nguyên lý hoạt động của máy rất đơn giản. Sau khi bố trí các thiết bị ở một góc cố định, chỉ cần lắp ráp đường ống dẫn nước quanh nhà nấm, mở trình duyệt web rồi chọn chế độ tưới nước cài đặt sẵn. Từ đây sẽ truyền sang thiết bị điều khiển trung tâm tiếp nhận dữ liệu ở bộ cảm biến, đi đến ổ điện thông minh để tự động đóng, mở nước tưới cho nhà nấm. Trong quá trình tưới nước, nếu nhà nấm có độ ẩm cao hay thấp hơn mặc định thì hệ thống này sẽ tự động đóng, mở van nước nhằm giúp cây nấm phát triển tốt hơn. Đồng thời, máy cũng cập nhật nhiệt độ, độ ẩm trong nhà nấm về sự sinh trưởng, phát triển của cây. Toàn bộ thiết bị này có giá thành 2 triệu đồng/nhà nấm diện tích 300m2 nên đáp ứng khả năng kinh tế của hộ dân nếu muốn lắp đặt.

“Nhờ có hệ thống này, trại nấm phát triển tốt, năng suất cao và tiết kiệm chi phí đầu tư. Bình quân mỗi tháng trại nấm diện tích 300m2 của gia đình thu về 30 triệu đồng. Có hệ thống này, nông dân sẽ chủ động bật, tắt các thiết bị theo yêu cầu thông qua ứng dụng trên điện thoại di động thông minh, máy tính hay máy tính bảng có kết nối internet ở mọi lúc, mọi nơi” - chị Lộc nói.

SẢN XUẤT RAU SẠCH TRONG NHÀ MÀNG

Tổ hợp tác trồng rau an toàn ấp Thanh Thịnh, xã Thanh Lương (Bình Long) chuyên trồng các loại rau ăn lá và rau thơm. Đây là vựa cung cấp rau chính cho các chợ ở thị xã Bình Long và các huyện lân cận. Gia đình ông Nguyễn Xuân Quang ở tổ 1, ấp Thanh Thịnh cũng là một thành viên tích cực. Với 3,5 sào đất trồng rau quanh năm, gia đình ông thu nhập bình quân 200 triệu đồng/năm sau khi trừ chi phí. 20 năm làm nghề trồng rau, ông Quang đã xây dựng thương hiệu riêng cho tổ hợp tác, được thương lái chọn là địa chỉ thu mua tin cậy.

0002
Gia đình ông Nguyễn Xuân Quang ở tổ 1, ấp Thanh Thịnh, xã Thanh Lương (Bình Long) có 3,5 sào đất trồng rau trong nhà màng, thu nhập bình quân 200 triệu đồng/năm sau khi trừ chi phí

Gia đình ông Nguyễn Xuân Quang ở tổ 1, ấp Thanh Thịnh, xã Thanh Lương (Bình Long) có 3,5 sào đất trồng rau trong nhà màng, thu nhập bình quân 200 triệu đồng/năm sau khi trừ chi phí

Trước đây, gia đình ông Quang và thành viên tổ hợp tác trồng rau ngoài trời năng suất không cao. Từ khi đầu tư hàng trăm triệu đồng làm lưới che, năng suất rau tăng gấp đôi. Hiện tất cả diện tích đất trồng rau đều được ông Quang lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm, nhà màng cách ly côn trùng nên giúp giảm dịch bệnh. Lợi thế lớn nhất là khi gặp mưa, cây rau không hư hại như trồng ngoài trời.

Ông Quang chia sẻ: “Khách hàng yêu cầu rau phải sạch, an toàn, do đó các thành viên tổ hợp tác đều tự ý thức nâng cao chất lượng các loại rau cũng như kỹ thuật trồng. Từ khâu xuống giống, chọn phân chuồng cũng như thuốc bảo vệ thực vật, chúng tôi đều xem xét kỹ nguồn gốc. Làm rau chỉ cần một khâu sơ sót coi như bỏ cả vườn. Uy tín cũng như chất lượng rau giảm là tự đánh mất khách hàng”.

NHÂN RỘNG MÔ HÌNH CHUỒNG KÍN

Bình Phước hiện có khoảng 60 trang trại chăn nuôi heo thiết kế hệ thống làm lạnh (chuồng kín), tự điều chỉnh nhiệt độ, sử dụng máng ăn bằng silo và hệ thống nước uống tự động ở mỗi dãy chuồng, quy mô chuồng nuôi từ 1.000-12.000 con. 36 trang trại chăn nuôi gia cầm có hệ thống làm lạnh (chuồng kín), tự điều chỉnh nhiệt độ, cung cấp nước uống tự động. Trong 36 trang trại chăn nuôi có sử dụng hệ thống thức ăn (silo) thì tự động có 4 trang trại và 32 trang trại theo mô hình bán tự động. Quy mô chăn nuôi từ 16.000-400.000 con, đưa Bình Phước đẩy nhanh việc phát triển nền nông nghiệp CNC theo hướng hiện đại.

Riêng quy hoạch chăn nuôi, mục tiêu của tỉnh đề ra đến năm 2020, tổng đàn heo đạt 800 ngàn con, trong đó trên 80% cơ sở chăn nuôi ứng dụng CNC thực hiện theo chuỗi khép kín. 100% trang trại đảm bảo an toàn không phát sinh dịch bệnh và đẩy mạnh xuất khẩu.

Tiên phong với quy mô lớn là trang trại chăn nuôi heo giống cấp 1, Công ty Lộc Phát 2 ở xã Lộc Hòa (Lộc Ninh). Chọn vị trí phù hợp chăn nuôi heo giống và đầu tư bài bản theo quy trình chăn nuôi hiện đại, trang trại heo giống Lộc Phát 2 có quy mô khoảng 2.400 heo nái, nguồn heo giống cha mẹ ban đầu nhập từ Thái Lan, Đan Mạch được sàng lọc để đạt tiêu chuẩn tốt nhất, chất lượng thịt thơm ngon, không khô. Khu quy hoạch chăn nuôi Lộc Phát 2 chia 3 lô hàng ngang. Heo nái có 6 trại heo bầu, 4 trại heo đẻ ( 2 ngăn/trại) và 1 trại heo nọc; lô heo con cai sữa, heo thịt. Heo sinh sản sau 21 ngày là cai sữa và nuôi 5-6 tháng đạt trọng lượng trên 110kg/con sẽ được chuyên gia chọn lọc con tốt cung cấp giống nái, nọc cho các trại chăn nuôi heo trong hệ thống chi nhánh Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam đóng tại Đồng Nai. Heo không đạt tiêu chuẩn chọn giống doanh nghiệp để lại nuôi heo thịt. Heo giống được quản lý chặt chẽ có “lý lịch trích ngang” bảo đảm không bị trùng huyết.

 Để giải quyết vấn đề môi trường, Công ty Lộc Phát 2 còn nuôi 4.000 con cá sấu để ăn nhau heo và heo con sinh ra bị chết. Trang trại có 35 người từ giám đốc tới công nhân nhưng nhờ các trại đều có đường dẫn thức ăn tự động đến các chuồng heo, con người chỉ điều khiển từ xa nên toàn trang trại diện tích 54 ha ít thấy bóng dáng của người lao động qua lại. Đây cũng là điều kiện lý tưởng tránh lây truyền, đồng thời dễ kiểm soát dịch bệnh.

Ông Trần Minh Đức, Giám đốc Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng CNC tỉnh cho rằng: Việc từng bước đưa khoa học - công nghệ, tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp đang là hướng đi đúng; khẳng định vai trò quan trọng của ứng dụng CNC vào nông nghiệp hiện nay. Bước đầu, việc triển khai nông nghiệp CNC tại tỉnh phát huy hiệu quả vì phù hợp khí hậu, thổ nhưỡng của tỉnh. Từ nay đến năm 2020, tầm nhìn 2025, định hướng của tỉnh là tập trung chuyển đổi từ nền nông nghiệp truyền thống sang ứng dụng CNC, nông nghiệp hữu cơ tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP và một số tiêu chuẩn quốc tế khác. Trong đó, cây trồng chủ lực của tỉnh như điều, tiêu, các loại rau củ, cây ăn trái sẽ được ưu tiên để xuất khẩu và cung ứng cho các tỉnh lân cận. Ban sẽ tiếp tục đồng hành để chuyển giao giống, khoa học - kỹ thuật, công nghệ cho nông dân, đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.             

 

Nguồn tin: baobinhphuoc.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

XÂY DUNG HINH MAU THANH NIEN
Khảo sát người dùng

Website này theo bạn đã tốt hay chưa?

Thanh niên Việt Nam tiến bước
(Bài hát chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI, nhiệm kỳ 2017 - 2022)
Xứng danh Đoàn thanh niên Bình Phước
(Bài hát chào mừng Đại hội Đoàn toàn tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2017 - 2022)
Xem thêm tại đây 
Liên kết Website
Thống kê
  • Đang truy cập188
  • Hôm nay10,125
  • Tháng hiện tại445,205
  • Tổng lượt truy cập22,529,996
Video
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây